Tết đến xuân về là dịp để các gia đình sum họp và quây quần bên mâm cơm. Vậy cùng khám phá 6 món ăn truyền thống ngày Tết ở miền Bắc hấp dẫn dưới đây nhé!

Sponsor

1. Bánh chưng

Vào mỗi dịp Tết thì bánh chưng là món ăn truyền thống quan trọng trong mâm cơm của các gia đình miền Bắc. Bánh chưng có hình vuông với sự kết hợp giữa vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh hòa quyện cùng thịt mỡ béo ngậy, chút cay nồng của tiêu và màu xanh của lá dong. Và những ngày giáp Tết các thành viên sẽ cùng nhau gói bánh và quây quần bên bếp lửa để trong nồi bánh.

Bánh chưng – món ăn truyền thống không thể thiếu dịp Tết (ảnh: internet)
Gia đình cùng nhau gói bánh chưng (ảnh: internet)

2. Dưa hành

Dưa hành tuy là một món cực kì dân dã nhưng lại không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết. Vị chua chua ngọt ngọt, giòn sần sật và chút cay nhẹ cùng mùi thơm nồng của dưa hành sẽ giúp tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Đặc biệt, nếu ăn kèm với bánh chưng hay các món nhiều dầu mỡ sẽ giúp giải ngán cực kì hiệu quả.

Dưa hành chua chua ngọt ngọt giúp giải ngán hiệu quả (ảnh: internet)

3. Xôi gấc

Theo quan niệm của người miền Bắc thì xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc cả năm. Vì vậy, vào các dịp lễ Tết thì nhất định không thể thiếu món xôi gấc vừa dẻo thơm vừa ngọt bùi. Không những thế, xôi gấc còn rất bổ dưỡng cho cơ thể và có tác dụng tốt với những người thị lực kém.

Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc cả năm (ảnh: internet)

4. Thịt gà luộc

Thịt gà luộc chắc chắn luôn nằm trong danh sách các món ăn truyền thống quen thuộc vào ngày Tết. Món gà sẽ được dùng để cúng vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm mới với mục đích mong muốn một khởi đầu thuận lợi cho cả năm. Gà phải lựa chọn con trống, thịt chắc, đem luộc nguyên con và phải khéo léo để không bị nứt với màu vàng tươi hấp dẫn.

Thịt gà luộc được dùng để cúng đêm giao thừa và đầu năm mới (ảnh: internet)

5. Thịt nấu đông

Thời điểm Tết đến khí hậu ở miền Bắc rất lạnh nên thịt nấu đông được lựa chọn làm món ăn chính trong bữa cơm. Món này được làm từ thịt ba chỉ, bì lợn, mộc nhĩ, cà rốt và gia vị rồi đem ninh nhừ, để đông lại trông giống món thạch. Thịt nấu đông còn rất thích hợp để đãi khách vì vừa thơm ngon vừa đẹp mắt.

Thịt nấu đông thơm ngon và đẹp mắt thích hợp đãi khách ngày Tết (ảnh: internet)
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

6. Giò lụa, giò thủ

Trong bữa cơm ngày Tết ở miền Bắc thì không thể bỏ qua món giò lụa vô cùng quen thuộc và hấp dẫn này. Với vị trí nằm ngay trung tâm, giò lụa còn có ý nghĩa quan trọng là mong muốn gia đình trong ấm ngoài êm và hạnh phúc. Giò lụa được làm từ thịt heo xay nhuyễn, gói lá chuối và luộc hoặc hấp chín với màu trắng đục, mùi thơm hấp dẫn.

Giò lụa thường đặt ở vị trí trung tâm của mâm cỗ (ảnh: internet)

Bên cạnh đó, món giò thủ cũng thường xuất hiện vào ngày Tết với nguyên liệu là phần thịt thủ xào cùng nấm, hành tím và gói lá chuối nên ăn dai giòn sần sật.

Giò thủ ăn dai giòn sần sật (ảnh: internet)

Mâm cơm ngày Tết không đơn thuần để cúng tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình cùng nhau trò chuyện và thưởng thức các món ăn đầy ý nghĩa này đấy!

Bạn ơi, bài này được chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi bình luận
Thông báo về
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz
Exit mobile version