Bệnh trầm cảm sau sinh đã xuất hiện từ rất lâu. Dưới đây là 7 dấu hiệu của bệnh nếu không phát hiện sớm sẽ rất khó chữa trị và nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Sponsor

Ngày càng nhiều phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự quan tâm từ gia đình, đặc biệt là từ người chồng của họ. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh trầm cảm và cách phòng bệnh hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Ngày càng nhiều phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh (Ảnh: Internet)

Bệnh trầm cảm sau sinh – căn bệnh của Thế kỷ

Trầm cảm sau sinh là một trong số những loại của bệnh trầm cảm. Điểm khác chính là căn bệnh trầm cảm này xảy ra ở người phụ nữ sau khi sinh con và một số ít đàn ông sau khi vợ sinh con !

Người phụ nữ sau sinh luôn cảm thấy bị cô độc trong chính ngôi nhà của mình (Ảnh: Internet)

Trầm cảm sau sinh là tình trạng hay suy nghĩ, mệt mỏi, buồn chán, lo lắng sau khi sinh. Người mẹ bị trầm cảm luôn có cảm giác lo sợ con mình sẽ bị hại, bắt cóc và cảm thấy bản thân mình tồi tệ. Ban đầu có thể chỉ là những cảm xúc nhất thời, sau tần suất tăng lên và kéo dài. Biến chứng của bệnh có thể nặng hơn nếu không có sự quan tâm, chia sẻ của người thân đặc biệt là người chồng thì có thể dẫn đến hành vi tự sát hoặc làm thương chính mình và đứa trẻ.

7 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh

1. Cơ thể suy nhược

Người phụ nữ sau sinh luôn cảm thấy buồn tủi, đau khổ, tuyệt vọng sau khi sinh con. Biến chứng tăng dần khi họ thường xuyên khóc mà không vì bất kỳ lý do gì, luôn có cảm giác bị bỏ rơi. Khi người chồng vẫn vô tư đi đến các buổi hẹn mà không giúp đỡ vợ chăm con, trong khi cơ thể vợ còn yếu thì họ trở nên mệt mỏi triền miên, buồn tủi và không còn muốn làm bất kỳ việc gì khác.

2. Luôn lo lắng, bất an

Sản phụ sau sinh có rất nhiều mối lo như: lo không chăm sóc tốt cho con, lo sức khỏe bị ảnh hưởng, lo cơ thể sồ sề không thể hồi phục,…  Những mối lo lắng càng làm cho tình trạng căng thẳng nặng thêm, một số phụ nữ còn thấy bị đau ở một vùng nào đó trên cơ thể.

3. Mất bình tĩnh

Người phụ nữ luôn cảm thấy mất bình tĩnh trước những tình huống xảy ra và khó kiểm soát được tâm lý. Thực tế cho thấy, giai đoạn sau sinh thì các ông chồng thường xuyên cãi vã với vợ nhiều hơn và cho rằng vợ mình quá đáng. Vì vậy, cần phải tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến tâm trạng người phụ nữ.

4. Cảm giác sợ hãi

Khi người sản phụ có những mối lo lắng, bất an kéo dài thì có những suy tiêu cực cho rằng bản thân mình là mối nguy hại cho con, cho người thân trong nhà. Nỗi lo sợ này là biểu hiện thường thấy nhất của bệnh trầm cảm đi kèm đó là cảm giác tội lỗi.

5. Hay quên, mất tập trung

Tình trạng thiếu ngủ, ngủ chập chờn do phải cho bé bú, thay bỉm tã, bé quấy khóc,… sẽ làm cơ thể người mẹ mệt mỏi, suy nhược, mất tập trung khi làm những việc khác. Bên cạnh đó là nói trước quên sau, không thể sắp xếp được công việc cần làm theo trình tự nào được.

6. Rối loạn giấc ngủ

Việc mất ngủ, ngủ không theo giờ giấc nào cố định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Sản phụ có thể mất ngủ triền miên hoặc thường xuyên gặp ác mộng, không thể ngủ lại được.

Sponsor

7. Mất hứng thú

Trầm cảm kéo dài dẫn đến sản phụ không còn hứng thú tình dục mà cảm giác sợ và phiền phức. Nếu người chồng không hiểu biết có thể làm tình trạng trầm cảm của vợ trở nên trầm trọng hơn, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh sẽ cải thiện nếu người vợ được người chồng quan tâm và chia sẻ (Ảnh: Internet)

Cách phòng ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh

Không phải người phụ nào mắc trầm cảm đều phải sử dụng thuốc điều trị mà đôi khi liều thuốc hữu hiệu nhất lại là từ sự quan tâm, chia sẻ của những người thân trong gia đình, hơn hết là người chồng – người mà phụ nữ hi sinh tính mạng, sức khỏe để sinh con cho mình.

Một người mẹ bị trầm cảm sẽ rất khó khăn khi phải ở một mình. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian để lúc nào cũng có người bên cạnh để giúp đỡ và chia sẻ với họ.

Khi bản thân người mẹ cảm thấy mình có khả năng bị trầm cảm và không thể thoát ra được thì hãy yêu cầu đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh để hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Quan trọng là để người mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ, có người chia sẻ và đỡ đần thì họ sẽ bớt những mối lo lắng. Ngoài ra, cần bổ sung các vitamin từ rau xanh và hoa quả, tránh ép bản thân làm những điều không mong muốn.

Sponsor
Hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời (Ảnh: Internet)

Như vậy, trầm cảm sau sinh là bệnh chứ không phải là triệu chứng nên cần được điều trị để tránh hậu quả không hay xảy ra. Liều thuốc tốt nhất là sự quan tâm chia sẻ của người chồng và người thân trong gia đình. Mọi loại thuốc điều trị khác chỉ mang tính tạm thời mà thôi.

Bạn thấy bài này hay không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi bình luận
Thông báo về
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz
Exit mobile version