World Cup 2022 sẽ là lần thứ 2 VAR được sử dụng tại các vòng chung kết bóng đá thế giới khi trước đó 4 năm tại Nga công nghệ này đã lần đầu tiên được giới thiệu tới toàn bộ thế giới. Đó cũng là kì World Cup hồi hộp và cảm xúc nhất sau những tình huống trọng tài chính phải tham khảo lại video ghi hình trước hoặc sau khi đưa ra những quyết định của mình, điều đó càng làm tăng thêm tính hấp dẫn và kịch tính của các trận đấu ở giải đấu lớn nhất hành tinh như World Cup.
- Công nghệ VAR và thế giới bóng đá đặc biệt là World Cup
- Lần đầu tiên xuất hiện của công nghệ VAR tại World Cup
- Công nghệ việt vị bán tự động ở World Cup 2022 là gì?
- VAR ở World Cup 2022 sẽ khác với Premier League như thế nào?
- Giới chuyên gia nhận định như thế nào về công nghệ VAR
- Một số ý kiến phản đối VAR tại World Cup
- Có thể bạn đang quan tâm:
Công nghệ VAR và thế giới bóng đá đặc biệt là World Cup
Công nghệ hỗ trợ trọng tài video lần đầu tiên được giới thiệu tại World Cup 2018 trên nước Nga và đủ thành công để nó được triển khai trên tất cả các giải đấu lớn của châu Âu trong những năm tiếp theo. Các nhà đương kim vô địch Pháp là những người đầu tiên hưởng lợi từ quyết định của VAR tại World Cup năm đó sau khi Antoine Griezmann giành được một quả phạt đền trong trận mở màn giải đấu của họ trước Australia.
Việc triển khai công nghệ này đã gây nhiều tranh cãi trong những mùa giải gần đây vì nó liên quan đến tất cả các thời điểm quan trọng trong các trận đấu lớn. Ở Champions League hiện tại Tottenham chính là đội bóng hứng chịu nhiều cảm xúc tiêu cực về VAR nhất. Tuy nhiên, FIFA đã xác nhận rằng VAR sẽ hoạt động tại World Cup mùa đông này và đồng thời cũng thông báo VAR sẽ có thêm một số thay đổi nhỏ so với những gì mà người hâm mộ bóng đá vẫn thường được thấy ở những giải đấu hàng đầu châu Âu những năm gần đây.
Lần đầu tiên xuất hiện của công nghệ VAR tại World Cup
FIFA chính thức chấp thuận việc sử dụng VAR tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 trong một buổi họp của Hội đồng FIFA vào ngày 16 tháng 3 năm 2018 ở Bogotá. Đây là giải đấu đầu tiên sử dụng VAR trong suốt cả giải (tại tất cả các trận đấu và tất cả các sân đấu).
Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 đánh dấu lần đầu tiên hệ thống này xuất hiện tại World Cup. Tổng cộng 335 tình huống đã được VAR kiểm tra trong vòng bảng, trung bình bảy tình huống mỗi trận, và 14 quyết định của các trọng tài đã được thay đổi hoặc rút lại sau khi được VAR xem xét. Theo FIFA, hệ thống VAR có tỷ lệ thành công 99,3%, lớn hơn so với tỷ lệ quyết định đúng của trọng tài khi không có VAR là 95%.
Việc sử dụng VAR được coi là giúp cho giải đấu năm 2018 trở thành kỳ World Cup ít tiêu cực nhất kể từ năm 1986, sau khi không có thẻ vàng nào được rút ra trong 11 trận đấu đầu tiên và chỉ có bốn cầu thủ phải rời sân trong cả giải đấu, con số ít nhất kể từ năm 1978. 22 bàn thắng đã được ghi từ 29 quả phạt đền được trao, con số đánh bại kỷ lục 17 quả phạt đền tại World Cup 1998; sự tăng lên đột biến số quả phạt đền tại World Cup 2018 được cho là nhờ hệ thống VAR đã giúp phát hiện các pha phạm lỗi khó nhận biết.
Giám đốc kỹ thuật David Elleray của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế cho rằng sự hiện diện của VAR khiến các cầu thủ biết rằng mình sẽ không thể thoát được bất cứ lỗi nào dưới hệ thống mới này.
Công nghệ việt vị bán tự động ở World Cup 2022 là gì?
Công nghệ theo dõi lỗi việt vị sáng tạo của FIFA đã được phê duyệt để sử dụng tại World Cup 2022 ở Qatar. Nó đã trải qua quá trình thử nghiệm mạnh mẽ trong nhiều năm và chỉ mới ra mắt vào tháng 12 năm ngoái. Hệ thống mới nhằm mục đích vừa giảm thời gian cần thiết để đưa ra quyết định việt vị vừa cung cấp sự rõ ràng hơn cho những người hâm mộ cũng như các bên liên quan trực tiếp trong trận đấu ở mỗi tình huống trọng tài chính cần tham khảo ý kiến của VAR.
Công nghệ dựa trên AI này sử dụng 12 camera theo dõi chuyên dụng để tạo ra các mô hình ba chiều về khung xương của cầu thủ nhằm xác định xem có bộ phận nào trên cơ thể họ bị việt vị hay không. Hoạt hình 3D này sau đó sẽ được chiếu trên màn hình lớn trong sân vận động và được cung cấp cho các đối tác phát sóng của FIFA, bao gồm cả BBC và ITV, để chiếu cho người hâm mộ xem qua Tivi. Chelsea đã trở thành câu lạc bộ Premier League đầu tiên trải nghiệm VAR bán tự động này hồi đầu năm.
VAR ở World Cup 2022 sẽ khác với Premier League như thế nào?
Giải đấu hàng đầu của Anh, Premier League chưa sử dụng VAR bán tự động mà thay vào đó dựa vào cùng một camera phát sóng mà Sky và BT sử dụng. Đối với Qatar, một cảm biến sẽ được đặt ở trung tâm quả bóng thi đấu World Cup được Adidas sản xuất, sẽ liên tục ghi dữ liệu 500 lần một giây để phát hiện chính xác thời điểm quả bóng được đá. Dữ liệu này sau đó kết hợp với dữ liệu theo dõi chân tay để cảnh báo cho các trọng tài hỗ trợ bên trong phòng VAR bất cứ khi nào có việt vị tại thời điểm thực hiện đường chuyền.
Vì vậy, ngoài việc giảm thời gian gọi trung bình của VAR từ 70 giây xuống còn 25 giây, nó cũng sẽ ngăn các trọng tài dùng đến việc vẽ vạch để phán đoán lỗi việt vị. Mặc dù vậy, thật đáng xấu hổ, Premier League là giải đấu lớn duy nhất ở châu Âu không có trọng tài được chọn làm VAR ở Qatar. Điều đó chỉ có thể hiểu rằng có quá nhiều cầu thủ tham dự tại Premier League có mặt tại World Cup và để tránh những ảnh hưởng cá nhân đến các quyết định của các trọng tài cũng như tâm lí thi đấu của các cầu thủ trên sân.
Giới chuyên gia nhận định như thế nào về công nghệ VAR
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino: “Tại FIFA World Cup 2018, FIFA đã có một bước đi dũng cảm khi sử dụng công nghệ VAR trên sân khấu lớn nhất thế giới và nó đã chứng tỏ là một thành công không thể bàn cãi. Công nghệ việt vị bán tự động là sự phát triển của các hệ thống VAR đã được triển khai trên toàn thế giới.”
“Công nghệ này là đỉnh cao của ba năm nghiên cứu và thử nghiệm tận tâm nhằm mang lại những điều tốt nhất cho các đội, cầu thủ và người hâm mộ sẽ đến Qatar vào cuối năm nay và FIFA tự hào về công trình này, vì chúng tôi mong chờ thế giới nhìn thấy lợi ích của công nghệ việt vị bán tự động tại FIFA World Cup 2022. FIFA cam kết khai thác công nghệ để cải thiện trò chơi bóng đá ở mọi cấp độ và việc sử dụng công nghệ việt vị bán tự động tại FIFA World Cup vào năm 2022 là bằng chứng rõ ràng nhất có thể.”
Một số ý kiến phản đối VAR tại World Cup
Các ý kiến phản đối cho rằng áp dụng VAR lúc này là quá sớm vì nó đang “giết chết” cảm xúc tự nhiên của bóng đá, đó là các phản ứng của cầu thủ, khán giả khi trọng tài đưa ra một quyết định mang tính tranh cãi và sẽ còn được nhắc lại về sau.
Ngoài ra, VAR còn gây đảo lộn cảm xúc với những pha ăn mừng “hụt”, hoặc phải kìm nén cảm xúc và hồi hộp khi chờ trọng tài chính ra quyết định sau cùng. Nó còn gây ra áp lực tâm lý rất lớn đối với các cầu thủ trên sân, họ không còn là chính mình khi biết rằng mình đang bị “theo dõi” trên sân nên từ đó cũng dè dặt trong các pha bóng, trận đấu sẽ trở nên kém hấp dẫn, ít mang tính cống hiến hơn trong mắt người hâm mộ.
Mình muốn nghe thêm ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy để lại bình luận để chúng ta cùng tìm hiểu và cải thiện hơn nhé!