Mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị tiêu chảy nhất. Biết cách phòng ngừa và điều trị tiêu chảy ở trẻ giúp trẻ nhanh khỏe và tránh khỏi hậu quả đáng tiếc.

Sponsor

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng với tần suất nhiều hơn so với bình thường. Tiêu chảy chia thành 3 loại, gồm tiêu chảy cấp kéo dài khoảng 1 tuần, tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần và tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 4 tuần. Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ và xuất hiện nhiều trong mùa hè do thức ăn, nước uống dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ nguy hiểm như thế nào?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tiêu chảy hơn cả, chủ yếu là tiêu chảy cấp do hệ miễn dịch còn yếu. Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có những biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, sốt, khát nước liên tục do mất nước, đi vệ sinh phân lỏng và thường xuyên, có thể lẫn máu…

Trẻ bị tiêu chảy thường gây tình trạng mất nước. Nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn hoạt động, cơ thể bị yếu dần và có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp tiêu chảy mạn tính kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, bệnh trở nên khó kiểm soát hơn và cũng có thể dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy ở trẻ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: internet)

Một số lưu ý khi điều trị tiêu chảy ở trẻ

Để việc điều trị tiêu chảy ở trẻ có hiệu quả, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bổ sung nước kịp thời cho trẻ bằng cách uống nhiều nước. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài hoặc nôn mửa cần cho trẻ bổ sung điện giải bằng dung dịch oresol với liều lượng phù hợp. Nếu trẻ đang  bú mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên hơn.
  • Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều chất, khó tiêu như trứng, thịt đỏ… bởi lúc này hệ tiêu hóa đang bị tổn thương, các thức ăn khó tiêu khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, không có thời gian hồi phục khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa càng trở nên nặng hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Có thể bổ sung kẽm dưới dạng nước uống hoặc viên giúp giảm tiêu chảy, đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy tái phát sau này.
Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi và nhanh phục hồi (Ảnh: internet)

Nếu thực hiện đầy đủ và đúng cách như trên và tình hình tiêu chảy của trẻ vẫn không thuyên giảm, thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ trong mùa hè

Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ, bố mẹ cần thực hiện tốt một số biện pháp như:

  • Luôn cho trẻ ăn chín uống sôi. Không ăn thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước và sau khi ăn cơm và sau khi chơi.
  • Tiêm phòng tiêu chảy rota và các loại vắc xin cần thiết theo đúng lịch.
Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau ăn để phòng bệnh tiêu chảy (Ảnh: internet)

Hi vọng một số thông tin hữu ích trên sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về bệnh tiêu chảy cũng như cách phòng bệnh và điều trị tiêu chảy ở trẻ. Hãy tạo cho trẻ một môi trường an toàn để giúp trẻ tránh khỏi những căn bệnh thường gặp trong mùa hè.

Bài này có hay không bạn?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi bình luận
Thông báo về
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz
Exit mobile version